Hiển thị các bài đăng có nhãn Cô dâu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cô dâu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013



Đừng tưởng “chuyện ấy” thì ai chẳng làm được. Theo thống kê, có tới 50% các cặp đôi không thành công trong đêm đầu tiên ngọt ngào ấy.

Đừng tưởng “chuyện ấy” thì ai chẳng làm được. Theo thống kê, có tới 50% các cặp đôi không thành công trong đêm đầu tiên ngọt ngào ấy.
 
Đêm tân hôn có nhất thiết phải làm “chuyện ấy”?

"Lần đầu tiên" chỉ ngọt ngào khi cả hai đã chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và trang bị đầy đủ kiến thức về "chuyện ấy".



Đêm tân hôn là đêm đầu tiên được coi như tiền đề của cuộc sống vợ chồng sau này. Tạm gác lại những trường hợp “ăn cơm trước kẻng”, ta chỉ bàn về đêm đầu tiên của những cặp đôi còn giữ gìn được cho nhau đến ngày cưới. Như vậy, có một vấn đề được đặt ra là, liệu trong đêm tân hôn, có nhất thiết phải làm “chuyện ấy”?



Nhiều người cho rằng vợ chồng mới cưới nhất thiết phải động phòng hoa chúc, đó là lẽ đương nhiên. Ai chẳng muốn đem tinh yêu của mình tặng cho người bạn đời ngay trong đêm tân hôn? Nhưng nếu cứ cố phải động phòng cho được trong đêm tân hôn, có thể lợi bất cập hại. Nhiều người cứ tưởng rằng "chuyện ấy" thì ai chẳng làm được, song thực tế, các chuyên viên tư vấn tâm lý - tình cảm phải tiếp không ít ‘khách hàng” bày tỏ sự thất vọng của mình ngay sau đêm đầu tiên... Theo các trung tâm tư vấn hôn nhân, gia đình, chỉ có 50% cặp đôi động phòng thành công trong đêm đầu tiên, còn lại hầu hết đều gặp những vấn đề rắc rối khác nhau.


Việc sinh hoạt tình dục trong đêm tân hôn chưa phải là khoái lạc mà chỉ là màn chào hỏi đầu tiên để cả hai cùng tìm hiểu khám phá lẫn nhau. Nếu thấy mệt, không nhất thiết phải quan hệ vào đêm tân hôn. Hãy âu yếm nhau, nói với nhau những lời yêu thương và nghỉ ngơi cho lại sức, chờ đợi khi nào khoẻ mạnh mới "khởi sự" cũng không sao. Bên cạnh đó, còn có cơ số lý do đáng để hoãn “chuyện ấy” vào đêm tân hôn.


Mệt mỏi cả một thời gian dài vì phải lo lắng cho đám cưới, đến ngày cưới, cô dâu chú rể lại bận từ sáng đến tối. Khi khách khứa ra về hết cũng là lúc cả hai đã mệt mỏi rã rời, không còn sức lực giành cho “chuyện ấy”. Nếu vẫn cố, có thể xảy ra nhiều điều không như mong muốn. Bạn có thể không đủ sức để thử nghiệm và tận hưởng hết những tuyệt chiêu đã tích luỹ kiến thức từ trước như không đủ kiên nhẫn để diễn hết khúc dạo đầu, “hùng hục” lâm trận sẽ khiến cô dâu hoảng sợ, gây ấn tượng không tốt cho lần đầu tiên. Đấy là chưa kể những chú rể không có kiến thức về sex có thể sẽ khiến đêm tân hôn đầy ngọt ngào trở thành ác mộng.



Một trong những trục trặc đêm tân hôn phải kể đến là tình trạng không quan hệ được do người phụ nữ co thắt âm đạo. Nếu chưa chuẩn bị đủ tinh thần đón nhận người chồng thì khi vào cuộc, cơ quan sinh dục của người nữ có phản xạ "co lại", như phản xạ nhắm mắt của chúng ta khi có vật lạ đưa đến gần. Người chồng yêu thương vợ và có văn hóa cần phải từ từ “dìu” vợ mình vào cuộc... Thái độ thô bạo của người đàn ông khi mà anh ta chỉ nghĩ tới sự thỏa mãn nhu cầu của bản thân, có thể làm cho người vợ trẻ sợ hãi sự gần gũi.



Trong ngày vui, chú rể uống rất nhiều rượu chúc mừng của bạn bè, người thân, cộng với cơ thể mệt mỏi vì cả ngày lo tiếp khách, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng thượng mã phong nếu như cố quan hệ tình dục. Không phải đương nhiên mà ngày xưa, khi con gái lớn đi lấy chồng, các bà mẹ thường trao cho bảo bối như châm cài đầu hoặc kim băng và dặn dò cô dâu cần biết cách xử trí khi đêm tân hôn có sự cố xảy ra với đấng phu quân.



Căn cứ vào thực tế trên, đêm tân hôn có thể chẳng ngọt ngào, thơ mộng như mọi người vẫn tưởng. Nếu chưa thật sự chuẩn bị sẵn sàng, thiết nghĩ có thể hoãn sự ngọt ngào đó tới đêm hôm sau?  Đêm tân hôn, có động phòng hay không còn phụ thuộc tình hình sức khỏe và tâm lý của cô dâu và chú rể. Nếu có khó khăn, đừng ngại tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý và các bác sĩ để được giúp đỡ.



Và cuối cùng, nếu hai bạn thuộc nhóm “ăn cơm trươc kẻng” thì cũng nên tạo cho mình một đêm tân hôn ngọt ngào bằng cách dừng làm “chuyện ấy” một thời gian trước khi cưới để đem đến cho nhau cảm giác mới lạ vào đêm ngọt ngào ấy.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Quan tâm tới ngân quỹ
Rating: 4.5/15732 reviews
Những lời khuyên dưới đây được xem như như cuốn “cẩm nang” giúp đảm bảo đám cưới của bạn sẽ được chuẩn bị tốt nhất.
Để đám cưới diễn ra suôn sẻ và không nằm ngoài dự tính của bạn. Trước hết bạn cần tính toán được số tiền sẽ phải chi trả cho một lễ kết hôn hoàn chỉnh và như mong muốn.
Thêm vào đó bạn cũng cần phải biết được nguồn tiền dự tính chi tiêu cho đám cưới sẽ được lấy ra từ đâu. Ví như bố mẹ bạn cho bao nhiêu? Bạn có bao nhiêu? Rồi về phía chàng và gia đình chàng thì sao?
Dựa trên những tính toán chi tiết xem đám cưới của bạn dự tính sẽ hết bao nhiêu? Nguồn tiền bạn có là bao nhiêu? Để từ đó đưa ra những sự điều chỉnh thích hợp với những dự định và kế hoạch cho đám cưới.
Bàn bạc cùng chàng/nàng
Nếu thấy khó khăn và không thể tự quyết định được việc gì đó, tại sao bạn lại không tham khảo ý kiến của gười ấy nhỉ?
Hai bạn đã sắp trở thành vợ chồng và việc bàn bạc rồi cùng nhau đưa ra một quyết định cuối cùng là điều nên làm và rất cần thiết.
Bạn có thể hỏi một nửa những câu hỏi dạng như khách mời sẽ là những ai?, có khoảng bao nhiêu khách?, ên đặt tiệc cưới theo kiểu nào?...
Bằng việc cùng nhau bàn bạc và chia sẻ, cả hai bạn chắc chắn sẽ hiểu nhau hơn và đám cưới cũng sẽ diễn ra theo đúng những gì đã định.
Bắt đầu lên kế hoạch từ sớm
Việc cưới xin là việc hệ trọng cả đời, chính vì thế mọi việc cần được tính toán và chuẩn bị kỹ càng từ trước đó.
Muốn làm được điều này bạn cần lập trình và hoạch định những khâu chuẩn bị từ trước đó rất lâu. Nói tóm lại, bạn cần dành nhiều thời gian cho mọi công đoạn để chuẩn bị đám cưới có thể là từ nửa năm hoặc một năm trước đó.
Chọn mặt gửi vàng
Đừng biến mình thành kẻ đẽo cày giữa đường khi hỏi ý kiến của quá nhiều người cho kế hoạch cưới. Nên nhớ bạn mới là người quyết định và chỉ nên hỏi ý kiến của những người thật sự đáng tin cậy.
Không ôm việc
Một mình bạn không thể vừa tiếp khách vừa lo đi lấy hoa cưới và đón xe hoa. Lập danh sách những người sẽ thay bạn làm các việc quan trọng và đề nghị được giúp đỡ. Nhưng nhớ đừng giao việc cho những người không đáng tin cậy.
Nghỉ ngơi nếu cảm thấy quá căng thẳng
Dù hai ngày nữa là đến đám cưới thì cũng chẳng có lý do gì để hai bạn không thể cùng nhau đi chơi, uống cà phê hay ăn kem. Thời gian ấy chẳng đáng là bao so với cả tháng trời bận rộn chuẩn bị. Và nó sẽ cho bạn thêm hưng phấn để tiếp tục hoàn tất kế hoạch của mình.
Bạn đang chuẩn bị cho ngày trọng đại nhưng đang rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn đã nhận được nhiều lời khuyên từ nhiều người đi trước nhưng mỗi người lại nói một ý và bạn thật sự không biết phải nghe lời ai? Nếu bạn đang ở trong tình huống này, hãy làm theo 12 bước sau, đảm bảo đám cưới của bạn sẽ được chuẩn bị tốt nhất.
Rà soát lần cuối
Kiểm tra lần cuối tất cả kế hoạch mà bạn đã lập ra từ trước đó, từ đầu cho tới cuối. Từ việc gửi thiệp mời đến chọn quà cho các khách mời của tiệc cưới. Chú ý tới không để lọt những chi tiết nhỏ, vì rất có thể nó lại ảnh hưởng lớn tới ngày trọng đại của bạn.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Nhẹ nhàng, bồng bềnh, mỏng manh tạo nên ảo giác và cuốn hút của chất liệu voan đang rất được ưa chuộng. Hiển nhiên voan cũng đang trở thành chất liệu cho xu hướng váy cưới 2013.


Mùa cưới đang đến gần gắn liền với mùa thu-xuân vì vậy các mẫu váy cưới sử dụng chất liệu voan cho cánh tay, cổ tay và găng tay của váy cưới, sử dụng chất liệu khác như ren, và các chất liệu truyền thống trước đây để vẫn giữ được nét kín đáo cho cơ thể và không khiến cô dâu bị lạnh trong tiết trời giao mùa của mùa cưới.
Xu hướng váy cưới
Design by Hao Tran -