Một người đàn ông sẽ luôn yêu thương và tôn trọng người phụ nữ khi người phụ nữ biết tôn trọng và yêu thương họ.
Ngày
em bước vào đại học, ngày mà lần đầu tiên em có một cuộc sống xa nhà
thực sự, em tự hứa sẽ sống để chứng tỏ mình đã lớn. Đó là thời gian
tuyệt vời, em tự cho mình “đến tuổi được yêu”.
Em không kiêu hãnh nhưng em tự tin, “mình không xinh nhưng mình bản lĩnh, không quá giỏi nhưng biết nấu nướng, chân không dài nhưng có nụ cười duyên”. Có đôi, ba chàng trai chú ý đến em và trong số đó có một người mà em để ý nhất.
- Em à, em đang làm gì đấy?
- Chuẩn bị ăn cơm.
- Em về nhà có vui không?
- Bình thường mà, về lúc nào cũng được cơm canh ngon lành dọn sẵn.
- Bao giờ em xuống trường?
- Ờ thì …Cũng chưa biết, để xem đã. Thôi em ăn cơm đây. Thế nhé.
Bố vừa nhìn em vừa hỏi:
-Con nói chuyện với ai thế?
Em ngại ngùng đáp (bởi sợ bố hỏi chuyện cặn kẽ):
- Con nói chuyện với bạn con ạ.
- Thế người đó hơn tuổi con hay bằng tuổi, là bạn trai hay gái?
- Dạ, bạn trai, hơn tuổi con ạ.
- Bạn đó có thích con không?
- Dạ, … có ạ.
- Nếu bố là người con trai, sẽ chẳng bao giờ bố yêu một người con gái như con cả, càng không có ý định sẽ có một mối quan hệ lâu dài - Bố nghiêm giọng đáp.
Em ngẩn người, chẳng hiểu lý do tại sao nữa. Bố nói tiếp: “Cách con nói chuyện điện thoại với người nghe máy không có vâng dạ. Con lại nói với người có tình cảm với mình không có chủ ngữ trong câu. Và con nói “ờ” nữa thì con có tôn trọng bạn mình không? Con có thấy mẹ “ờ” với bố khi nào chưa? Cách xưng hô anh em của vợ và chồng có nói lên điều gì không? Một người đàn ông sẽ luôn yêu thương và tôn trọng người phụ nữ khi người phụ nữ biết tôn trọng và yêu thương người đàn ông là chồng mình,…”.
Chuyện tình cảm với bạn trai đó cũng không được dài cho lắm vì em quan tâm đến rất nhiều thứ: làm thêm, tham gia hoạt động tình nguyện ở trường, học tập, cuối tuần em thích đi chơi với bạn bè nhiều nơi.
Để tránh bị bố mắng, để tránh những khắt khe mà bố đặt ra: ngủ dậy chăn màn phải gọn gàng, bàn học xong là sắp xếp lại ngăn nắp, sớm thức dậy là quét nhà, rửa ấm chén, ngoài chú ý đến việc học phải chú ý đến mọi người xung quanh mình nữa… Em đã làm hết, làm để khỏi bị bố mắng, để không bị roi của bố. Sau câu chuyện ngày hôm đó, khi cầm máy điện thoại, em tự nhủ thay “alo” bằng “dạ” cho thành thói quen.
Bố là người mà em từ bé đã sợ, bố quát to hơn mẹ, bố đánh đau hơn mẹ, bố nghiêm khắc hơn mẹ, bố trách mắng lâu hơn và chẳng bao giờ cầm dầu xoa cho em mỗi khi đánh lằn vết roi như mẹ cả. Bố lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại: suy nghĩ thì phải nghĩ cho sâu, không làm thì thôi, đã làm là phải đừng để người khác phải làm lại.
Hồi nhỏ, em làm vì sợ bố mắng. Bây giờ em làm vì thói quen, vì bố đã già, vì em yêu bố .
… Em ra trường rồi, em yêu anh rồi, yêu rất nhiều là khác. Khi yêu anh, em thích “dạ”, em cẩn thận và tỉ mỉ với đồ đạc của anh, em thích không gian xung quanh mình luôn đẹp và ngăn nắp. Vì để anh luôn tôn trọng em, để anh sẽ yêu em mãi như bố và mẹ, để anh tin rằng em sẽ là người vợ, người mẹ tốt và là một nàng dâu đảm.
Anh yêu à, anh có yêu bố em không? Người đã sinh ra em, dạy cách em yêu anh như thế?
Em không kiêu hãnh nhưng em tự tin, “mình không xinh nhưng mình bản lĩnh, không quá giỏi nhưng biết nấu nướng, chân không dài nhưng có nụ cười duyên”. Có đôi, ba chàng trai chú ý đến em và trong số đó có một người mà em để ý nhất.
- Em à, em đang làm gì đấy?
- Chuẩn bị ăn cơm.
- Em về nhà có vui không?
- Bình thường mà, về lúc nào cũng được cơm canh ngon lành dọn sẵn.
- Bao giờ em xuống trường?
- Ờ thì …Cũng chưa biết, để xem đã. Thôi em ăn cơm đây. Thế nhé.
Bố vừa nhìn em vừa hỏi:
-Con nói chuyện với ai thế?
Em ngại ngùng đáp (bởi sợ bố hỏi chuyện cặn kẽ):
- Con nói chuyện với bạn con ạ.
- Thế người đó hơn tuổi con hay bằng tuổi, là bạn trai hay gái?
- Dạ, bạn trai, hơn tuổi con ạ.
- Bạn đó có thích con không?
- Dạ, … có ạ.
- Nếu bố là người con trai, sẽ chẳng bao giờ bố yêu một người con gái như con cả, càng không có ý định sẽ có một mối quan hệ lâu dài - Bố nghiêm giọng đáp.
Em ngẩn người, chẳng hiểu lý do tại sao nữa. Bố nói tiếp: “Cách con nói chuyện điện thoại với người nghe máy không có vâng dạ. Con lại nói với người có tình cảm với mình không có chủ ngữ trong câu. Và con nói “ờ” nữa thì con có tôn trọng bạn mình không? Con có thấy mẹ “ờ” với bố khi nào chưa? Cách xưng hô anh em của vợ và chồng có nói lên điều gì không? Một người đàn ông sẽ luôn yêu thương và tôn trọng người phụ nữ khi người phụ nữ biết tôn trọng và yêu thương người đàn ông là chồng mình,…”.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Em
ngấn nước mắt, lặng người suốt cả bữa ăn, em tự hỏi: liệu có phải bố
quá khắt khe với em? Bố quá cổ hủ với những suy nghĩ cũ kĩ, em cũng đủ
lớn để chuẩn bị cho tương lai xa của mình.Chuyện tình cảm với bạn trai đó cũng không được dài cho lắm vì em quan tâm đến rất nhiều thứ: làm thêm, tham gia hoạt động tình nguyện ở trường, học tập, cuối tuần em thích đi chơi với bạn bè nhiều nơi.
Để tránh bị bố mắng, để tránh những khắt khe mà bố đặt ra: ngủ dậy chăn màn phải gọn gàng, bàn học xong là sắp xếp lại ngăn nắp, sớm thức dậy là quét nhà, rửa ấm chén, ngoài chú ý đến việc học phải chú ý đến mọi người xung quanh mình nữa… Em đã làm hết, làm để khỏi bị bố mắng, để không bị roi của bố. Sau câu chuyện ngày hôm đó, khi cầm máy điện thoại, em tự nhủ thay “alo” bằng “dạ” cho thành thói quen.
Bố là người mà em từ bé đã sợ, bố quát to hơn mẹ, bố đánh đau hơn mẹ, bố nghiêm khắc hơn mẹ, bố trách mắng lâu hơn và chẳng bao giờ cầm dầu xoa cho em mỗi khi đánh lằn vết roi như mẹ cả. Bố lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại: suy nghĩ thì phải nghĩ cho sâu, không làm thì thôi, đã làm là phải đừng để người khác phải làm lại.
Hồi nhỏ, em làm vì sợ bố mắng. Bây giờ em làm vì thói quen, vì bố đã già, vì em yêu bố .
… Em ra trường rồi, em yêu anh rồi, yêu rất nhiều là khác. Khi yêu anh, em thích “dạ”, em cẩn thận và tỉ mỉ với đồ đạc của anh, em thích không gian xung quanh mình luôn đẹp và ngăn nắp. Vì để anh luôn tôn trọng em, để anh sẽ yêu em mãi như bố và mẹ, để anh tin rằng em sẽ là người vợ, người mẹ tốt và là một nàng dâu đảm.
Anh yêu à, anh có yêu bố em không? Người đã sinh ra em, dạy cách em yêu anh như thế?