Hiển thị các bài đăng có nhãn Màu mắt khói. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Màu mắt khói. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Nếu cưới vào ngày thường hoặc đường đông, đôi uyên ương nên tính toán tới yếu tố tắc đường để kế hoạch đón dâu không chậm trễ.

Trong ngày cưới, việc đi đón dâu rất quan trọng vì nhiều gia đình quan trọng tới từng giờ, phút chính xác mà chú rể phải đến nhà cô dâu. Để có một hôn lễ trọn vẹn niềm vui, mọi việc diễn ra suôn sẻ, thì việc sắp xếp thời gian, lộ trình cho đoàn xe cưới đi đón dâu cũng cần được chuẩn bị chu đáo. Cô dâu, chú rể có thể tham khảo 3 kinh nghiệm dưới đây để chuẩn bị cho lịch trình đi đón dâu của mình được hoàn hảo như mong muốn.

3 luu y huu ich cho lich trinh don dau | 3 lưu ý hữu ích cho lịch trình đón dâu
1. Xem trước thời gian xuất phát
Ở hầu hết các đám cưới, giờ nhà trai xuất phát khỏi nhà rất quan trọng. Vì vậy trước khi đón dâu, uyên ương cần biết giờ nào đẹp để khởi hành ra khỏi nhà. Theo anh Đức, đại diện công ty xe cưới Đông A (Hà Nội), cô dâu chú rể nên bàn bạc việc chọn giờ trước với hai bên gia đình để thống nhất. Khi đã có khung giờ đẹp, bạn mới tính toán được cụ thể thời gian đi từ nhà trai tới nhà gái và lộ trình sau đó.

2. Lên lịch trình
Nếu cả hai gia đình cô dâu và chú rể đều ở cùng trong một tỉnh, thành phố và không cách nhau quá xa thì lịch trình thông thường trong ngày đón dâu sẽ bao gồm:
- Nhà trai khởi hành đi đón cô dâu
- Gia đình chú rể đến nhà gái làm lễ đón dâu. Thông thường thủ tục đón dâu thường kéo dài từ 30 phút đến một tiếng tùy theo từng gia đình
- Cô dâu chú rể trở về nhà trai làm lễ gia tiên. Thủ tục này sẽ mất thường 30 - 45 phút.
- Sau đó cô dâu chú rể sẽ ra hội trường, khách sạn để đón khách tới dự tiệc cưới
Nếu gia đình đôi uyên ương cách xa trên 100 km thì trước ngày đón dâu, hai người cần lên lịch trình cụ thể, tùy theo sự tiện lợi khi di chuyển.

3. Tính toán thời gian giữa các chặng đường
Để đảm bảo lịch trình diễn ra đúng như dự tính, cô dâu chú rể nên trải nghiệm trước bằng cách đi thực tế từ nhà trai tới nhà gái, xem thời gian di chuyển mất bao nhiêu lâu. Nếu ngày cưới vào ngày thường hoặc đường đông, đôi uyên ương nên tính toán tới yếu tố tắc đường để kế hoạch đón dâu không chậm trễ.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Khi hạnh phúc tưởng như sắp trọn vẹn thì tấn bi kịch đổ xuống. Câu chuyện của cô gái có tên Jingjing (28 tuổi, sống tại Quảng Đông, một tỉnh phía đông nam Trung Quốc) khiến không ít người rơi nước mắt. Jingjing và vị hôn phu Lu Lai đã có công việc ổn định trong cơ quan chính quyền địa phương tại thành phố Quảng Châu. Họ đã cùng mua một căn nhà và đang tất bật chuẩn bị mọi thứ để kết hôn. Thế nhưng, kế hoạch đám cưới và mong ước sống hạnh phúc bên nhau của họ đã bị gián đoạn bởi tấn bi kịch của Jingjing. Đó là vào năm 2011, Jingjing vì quá kiệt sức nên đã đổ gục trên bàn làm việc, dù đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng bác sĩ cho biết cô đã bị chết não.
Bộ váy cưới trắng được đặt lên người Jingjing
“Chúng tôi muốn có một đám cưới đặc biệt, vì vậy chúng tôi đã làm việc thêm giờ để có thể tiết kiệm đủ tiền. Cô ấy bị bệnh nhưng không muốn ngừng làm việc. Sau đó một ngày, tôi nhận được cuộc điện thoại nói rằng cô ấy đã ngã gục bên bàn máy tính và được đưa tới bệnh viện. Tôi đã hy vọng cô ấy tỉnh lại nhưng bác sĩ bảo rằng cô ấy đã bị chết não. Tôi đã không thể làm gì cho cô ấy” – anh Lu Lai kể lại.
Cảm động đám cưới của cô dâu bi thảm nhất thế giới
Mẹ cô và vị hôn phu Lu Lai (áo xanh) không cầm được nước mắt
Hai năm sau khi hôn mê trên giường bệnh, vào lần sinh nhật lần thứ 28 của cô vừa qua, gia đình và vị hôn phu cùng bạn bè thân thích đã cùng có mặt tại bệnh viện để tổ chức sinh nhật và lễ cưới cho Jingjing, đúng như mong ước của cô.  
Đám cưới giản dị diễn ra trong không khí buồn đau khi cô dâu nằm bất động trên giường bệnh. Không lâu sau đó, cô gái qua đời. Được biết, nội tạng của Jingjing sẽ được quyên góp để giúp đỡ những bệnh nhân không may mắn khác.
Cảm động đám cưới của cô dâu bi thảm nhất thế giới
Bố cô hôn lên trán con lần cuối
“Tôi hạnh phúc khi những người khác có thể được cứu sống nhờ sự giúp đỡ của cô ấy. Tôi sẽ luôn yêu và nhớ về cô ấy. Đối với tôi, cô ấy mãi ở trong tim” – Lu Lai cho biết.
Cha của Lu Lai cũng không thể giấu được sự xúc động: "Con bé là một người phụ nữ trẻ trung, sôi động, tuyệt vời. Tôi không thể tin rằng nó đã ra đi, con bé vẫn luôn nói rằng nó luôn muốn được giúp đỡ những người khác”.
Họ đều là những cái tên khá nổi trong cộng đồng LGBT, cùng vượt qua những rào cản để có thể hạnh phúc bên nhau.
Phạm Thị Thanh Phương (trái) và Tăng Ái Linh (phải) là cặp đôi nổi tiếng trong cộng đồng LGBT (chỉ những người đồng tính, song tính, chuyển giới) tại Việt Nam
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Quen nhau năm 2002 qua mạng, lúc đó Ái Linh giả vờ làm một chàng trai có tên Duy Khang thường xuyên tâm sự với Thanh Phương. Duy Khang biết rất rõ mình yêu Thanh Phương - cô gái sắp sửa lên xe hoa về nhà chồng.
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Thế nhưng, tình yêu mãnh liệt đã thôi thúc Ái Linh về nước, đóng giả là bạn của Duy Khang để có thể gần gũi Phương. Tình cảm hai người rất thân thiết nhưng gặp sự phản đối quyết liệt của gia đình. Để báo hiếu cha mẹ, Ái Linh đã lấy chồng và sang Úc sống, nói dối Phương là đi học.
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Nhưng rồi, cô quyết định không thể dối mình, dối chồng thêm nữa, quay trở về nước để được sống bên người mình yêu thực sự. Tuy nhiên, lúc này gia đình Phương lại một mực ngăn cản, còn thuê xã hội đen "xử" Linh...
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Tình yêu của cặp đôi này đã chiến thắng tất cả, 3 năm trời cả hai cùng nương tựa vào nhau khi gia đình bỏ mặc, cùng nhau kiếm từng đồng lẻ để sống dù trước đó cuộc sống cả hai đều khá giả
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Hiện tại, cả hai không những nhận được sự ủng hộ của gia đình mà còn có một tổ ấm riêng hạnh phúc. Mối tình của họ đã kéo dài gần 12 năm qua. Cặp đôi dự định nhờ y học can thiệp để có con trong thời gian tới.
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
 Linh Kin Trà My cũng là cặp đôi đồng tính nổi tiếng trong giới trẻ tại Việt Nam
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Cặp đôi còn có cả fanpage "Hội những người cuồng vì cặp couple so cute Trà My và Linh Kin" với hơn 64.000 người like
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Vẻ ngoài đáng yêu, lại rất cute của Linh Kin và Trà My khiến nhiều người thích thú
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Cả hai không ngại công khai tình cảm ngọt ngào của mình
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Tú Lơ Khơ (tên thật là Nguyễn Ngọc Tú) là cái tên được nhắc đến nhiều trong thời gian qua
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Không ngại cho mọi người biết mình là một lesbian, Ngọc Tú còn công khai tình yêu của mình với một cô gái xinh đẹp
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Được biết, cô gái này là một giảng viên ngoại ngữ và tình yêu của hai người rất ngọt ngào, không gặp phải sự phản đối của những người thân
Chùm ảnh đẹp về các cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng tại Việt Nam
Hình ảnh lãng mạn của Ngọc Tú và bạn gái trong sinh nhật lần thứ 22 của Tú

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013


Trong một đám cưới, khoảng 60% chi phí sẽ tiêu tốn cho phần đãi tiệc và 40% để dành cho các khoản quan trọng khác.
 1. Dự trù chi phí phù hợp với ngân sách

Chi phí đám cưới là số tiền cần thiết bạn phải bỏ ra để tổ chức toàn bộ các hoạt động trong lễ cưới, không chỉ bao gồm phần đãi tiệc tại khách sạn. Còn ngân sách là số tiền bạn có, nằm trong tầm chi trả của bạn.
Chi phí cho đám cưới là một điều khá mơ hồ, vì nếu bạn có khoảng 500 triệu, bạn sẽ có một đám cưới đẹp, hoành tráng với số khách có thể lên tới cả nghìn người. Nhưng nếu bạn chỉ có 100 triệu hay ít hơn, bạn vẫn có thể làm đám cưới vui vẻ với ít khách mời, quy mô nhỏ hơn.

Điều trước tiên và quan trọng nhất là bạn xác định được ngân sách bạn dành cho đám cưới là bao nhiêu. Bạn nên đưa ra một con số cụ thể và nên tính cả các khoản phát sinh. Ví dụ như, bạn có thể chia trả khoảng 150 triệu cho đám cưới, vậy bạn chỉ nên lên kế hoạch với 130 triệu, 20 triệu còn lại sẽ là chi phí phát sinh.

Như vậy, làm đám cưới mất bao nhiêu tiền, phụ thuộc chủ yếu vào việc bạn có ngân sách bao nhiêu. Điều khó khăn dành cho các đôi uyên ương là làm thế nào để thiết kế được một đám cưới có chi phí hợp lý, nằm trong tầm ngân sách.

2. Tìm ra những vấn đề ưu tiên

Theo nhiều nhà tổ chức tiệc cưới chuyên nghiệp tại Việt Nam, chi phí tương đối của đám cưới sẽ bao gồm các khoản như: 60% chi phí dành cho việc đãi tiệc, 30% dành cho các khoản quan trọng không kém gồm lễ ăn hỏi, váy cưới, hoa cưới, nhẫn cưới, album ảnh cưới, thiếp cưới và các trang trí cần thiết trong tiệc, 10% còn lại dành cho các chi phí phát sinh ngoài ý muốn.

Khi bạn xác định được mình ưu tiên cho vấn đề nào, bạn sẽ tìm được cách chia ngân sách hợp lý. Với những khoản ưu tiên, bạn nên đầu tư nhiều tiền hơn và cắt giảm tối đa các khoản khác. Điều bạn cần nhớ là không để ngân sách tổ chức của mình bị thâm hụt.

Nếu bạn muốn phần đãi tiệc sẽ là phần được ưu tiên nhiều nhất, bạn nên tìm đến các khách sạn hạng sang hoặc nhà hàng có tiếng. Bạn cần có một con số khách mời, từ đó tìm được nơi đãi tiệc và số tiền cần chi cho một bàn tiệc. Nếu bạn chọn các khách sạn 5 sao, giá tiệc thường cao, khoảng 8-10 triệu đồng mỗi bạn, các nhà khách sạn nhỏ hay trung tâm tiệc cưới thường đưa ra giá tiệc khoảng 3-5 triệu đồng, hoặc nếu bạn có ngân sách thấp hơn, bạn vẫn có thể đãi tiệc tại những nhà hàng có giá từ 1-2 triệu đồng.

Nếu chi phí cho tiệc quá cao, bạn sẽ phải giảm bớt nhiều vấn đề khác như bớt tiền chụp ảnh, giảm tiền váy cưới... Nếu bạn không muốn chi nhiều cho phần đãi tiệc, bạn nên giảm bớt số lượng khách mời, thậm chí chọn nhà hàng khách có giá cả phù hợp hơn.

Trên thực tế, một đám cưới nhỏ gọn nhưng hạnh phúc, đáng nhớ bao giờ cũng ý nghĩa hơn một lễ cưới hoành tráng nhưng sau đó hai vợ chồng sẽ phải trả nợ lâu dài hoặc phải tìm mọi cách thu vén để đủ tiền cho cuộc sống vợ chồng. Vì vậy bạn hãy đưa ra chi phí đám cưới dựa vào, khả năng chi trả của mình, không nên tổ chức tốn kém, vượt khả năng cho phép.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Xu hướng trang điểm cô dâu 2013 hứa hẹn nhiều nét mới lạ, độc đáo với sự kết hợp hài hòa của hiện đại và cổ điển mang lại vẻ thanh thoát và quý phái cho các cô dâu.



Design by Hao Tran -