Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời trang cưới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời trang cưới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013


Đến ngày lành, tháng tốt, nhà trai dẫn lễ sang nhà gái, hàng chục người khăn xếp, áo the, đội mâm cau, rượu, bánh cốm, bánh xu xê, chè hộp… phủ vải điều đi nhộn nhịp một quãng đường.
 Tôi muốn kể lại các bạn nghe chuyện đám cưới thời xưa Hà Nội quãng năm 1910 trở về trước, cách đây gần thế kỷ. Và xin kể về đám cưới con nhà danh giá ở Hàng Đào.

Buổi trưa, đúng giờ hoàng đạo, nhà giai đón dâu về. Có dịp nhìn kỹ mới thấy cái đẹp, cái sang của đám cưới đi bộ, từ phố nọ sang phố kia. Đám cưới nhẹ nhàng thả bước thành một dãy dài, quặt sang phố bên vẫn chưa hết.

Một cụ già râu tóc bạc phơ, đầu cuốn khăn nhiễu tam giang, mặc áo đoạn bên trong, phủ áo thụng lang ra ngoài, quần lụa điều, hai tay bưng lư hương trầm khói tỏa đặt lên khay lót vải điều, trịnh trọng mở đường.

Cụ có ba chữ, cũng là ba chữ quý nhất trên đời, hai gia đình muốn cô dâu, chú rể được hưởng cái khước ấy của cụ về sau, đó là phúc, lộc, thọ.

Tiếp đến các bậc huynh trưởng, những ông có chức tước, phẩm hàm, ngực đeo bài ngà, kim khánh.

Chú rể theo sau, đội khăn lượt, mặc áo gấm, đi giày đế dừa, mũi nhung xanh, đi cạnh mấy người phù rể, cũng mặc áo đoạn, quần trắng thẳng nếp. Phần cuối gồm các bà cao tuổi, nhà giàu, đông con cháu, tới cô dâu và những người phù dâu. Cô dâu chít khăn vành dây bằng sa tanh màu lam, mặc áo dài nâu hồng, quần điều, đi giầy đế dừa, mũi nhung đỏ, đeo hoa tai, kiềng, xuyến, nhẫn vàng, hai tay cầm quạt lụa trổ che mặt.

Các cô phù dâu cũng ăn mặc lộng lẫy như thế, chỉ khác không phải màu hồng cho khỏi lẫn và cầm nón ba tầm che cho cô dâu nên người xem có kiễng chân, nghển cổ cũng chỉ nhìn loáng thoáng người đẹp. Đi cạnh đó là một bà đứng tuổi đội khăn vuông mỏ quạ, mặc áo tứ thân thắt vạt, quần lĩnh, đội cái hòm khóa chuông đựng quần áo, tư trang của cô dâu.
Pháo bỗng nổ ran. Đám cưới về tới nhà giai. Người lớn, trẻ con chờ sẵn, đông nghịt, lao xao. Cô dâu khép nép bước qua chỗ than hồng đặt trong bậc cửa để đốt hết vía độc, lời quang quở của kẻ bạo miệng và cùng đám phù dâu đi thẳng vào buồng vợ chồng mới được trang hoàng lịch sự. Vẫn chiếc giường lim cũ chắc nịch, cha mẹ nhường lại cho con trai lấy khước đẻ nhiều, còn chiếu cói, chăn hoa, đôi gối thêu cành hồng, con bướm, màu trắng đều mới tinh.

Mâm cỗ tơ hồng bưng vào buồng. Chỉ hai vợ chồng ăn với nhau, phù dâu, phù rể ăn ở mâm ngoài – gọi là cỗ hợp cẩn.

Những năm về sau, trong khung cảnh Hà thành dần dần đổi khác, đám cưới không đi bộ nữa mà đi xe kéo bánh cao su, anh kéo xe đội nón chóp, mặc áo nẹp đỏ, chân quấn xà cạp xanh viền trắng. Có đám đi xe song mã, xà ích mặc áo đỏ, đội mũ ba cạnh cắm lông, đi bốt đen. Lên đỉnh cao sang và tân thời, đám cưới đi xe ô tô, xe hoa cô dâu và phù dâu đi giữa, chứ không phải cô dâu và chú rể đi đầu như bây giờ, người ta cũng không cần phù dâu, phù rể nữa.

Tất cả đám cưới xưa đều có sự tham gia của một nhân vật trung gian quan trọng, đó là ông bà mối. Người đứng ra làm mối hầu hết đã có tuổi, giàu sang, phú quý hoặc có địa vị xã hội, tiếng nói được tin cậy, hiểu biết tường tận gia cảnh con trai, con gái của hai bên.

Có khi người làm mối là bậc chú bác, cô dì thì việc giới thiệu càng thuận lợi, đỡ phải giữ ý tứ, giảm nhiều sự hỏi han, dò xét. Từ buổi đầu nghe người ta đến “xin” con mình đến khi bằng lòng gả đều do cha mẹ quyết định, con gái cũng chẳng hỏi ý kiến, theo đúng lề thói “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”.

Nếu cô con gái không ưng thuận, kêu với cha mẹ “ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên” thì cha mẹ mắng “cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Sau đó diễn ra một loạt thủ tục, nghi lễ theo phong tục phiền toái. Bố mẹ nhà trai đến chơi, chính thức đặt vấn đề, ít ngày sau bố mẹ nhà gái tới đáp lễ nhà trai, rồi anh con trai cùng người thân trong họ đi xem người vợ tương lai.

Cô gái chải chuốt, e lệ, giả vờ bưng khay trà từ trong nhà bước ra chào. Anh con trai phải nhìn cho nhanh bởi “nàng” chỉ xuất hiện chừng… nửa phút.

Đến ngày lành, tháng tốt, nhà trai dẫn lễ sang nhà gái, hàng chục người khăn xếp, áo the, đội mâm cau, rượu, bánh cốm, bánh xu xê, chè hộp… phủ vải điều đi nhộn nhịp một quãng đường.

Về sau này, nhà trai thuê 10 cái xe tay kéo, người nhà ngồi trên xe, ăn vận lịch sự, tay bê quả sơn thếp vàng, trong đựng những lễ vật nói trên. Xe đi thong thả bước một, cốt để trưng với dân hai bên phố, khi tới nhà gái thì đốt pháo mừng.

Rườm rà, tốn kém là chuyện xêu tết (đi tết bố vợ), bởi nhà gái chưa cho cưới ngay.

Thế là mùa nào phải mua thức ấy. Tháng tám, xêu cốm vòng, hồng Hạc. Tháng mười xêu chim ngói hoặc ngỗng, gạo mới. Tháng chạp gà trống thiến, gạo nếp.

Tết nguyên đán, xêu to hơn cả: rượu trong chóe, lợn đóng cũi, gạo nếp gánh vai, bánh chưng, mứt sen, mứt lạc trong quả sơn son. Có thể rất tốn kém. Xêu tết không chu đáo, nhà gái không gả con cho nữa, làm lỡ làng một duyên phận và toi công, toi tiền. Cho nên “bở nhất” là những đám cưới chạy tang.

Tục lệ xưa để tang cha mẹ ba năm, vợ để tang chồng cũng thế, và tùy thứ bậc, người thân thích mà để tang ít hơn. Nếu hết tang mới cưới thì quá lâu, nên trong khi người thân sắp mất hoặc người chết trong nhà thì cho cưới ngay. Nhiều tục lệ phiền phức, lôi thôi được cắt bỏ. Cô dâu về nhà chồng trong hoàn cảnh vội vàng, ăn mặc chỉ hơn ngày thường một tí bởi đến tối hay sáng sau đã phát tang rồi.

Khoảng vài năm trước Cách mạng tháng Tám, tục thách cưới, lễ sống cha mẹ, lễ tơ hồng… bị báo chí bài bác, lên án thách cưới là bán con, lễ sống lấy tiền là dã man…( đều do con người cả) thanh niên không chịu theo nữa, nên một số hủ tục được bãi bỏ.

Cả đến cách ăn mặc cũng thay đổi dần. Cái chóp nón, nón ba tầm, cái khăn lượt, đôi giầy Gia Định, đôi dép cong, cái váy, cái yếm… được thay bằng ô đen, ô lụa trắng, dù màu, mũ cát trắng, mũ phớt, giầy Tây màu đen, giầy hai màu, quần áo Tây.

Phụ nữ tiến lên dùng nước hoa, bôi móng chân, móng tay, đánh phấn, bôi môi bự hơn trước, mặc áo dài, xách ví đầm nhưng cầm tay, chứ không có dây đeo vai như ngày nay.

Đặc biệt cô dâu vẫn đội khăn vành dây, mặc áo dài dân tộc Việt Nam duyên dáng, vẫn nhìn thấy đẹp và gần gũi hơn bộ váy bằng voan trắng nhiều tầng của nước ngoài du nhập vào nước ta hơn hai chục năm nay.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Nhẹ nhàng, bồng bềnh, mỏng manh tạo nên ảo giác và cuốn hút của chất liệu voan đang rất được ưa chuộng. Hiển nhiên voan cũng đang trở thành chất liệu cho xu hướng váy cưới 2013.


Mùa cưới đang đến gần gắn liền với mùa thu-xuân vì vậy các mẫu váy cưới sử dụng chất liệu voan cho cánh tay, cổ tay và găng tay của váy cưới, sử dụng chất liệu khác như ren, và các chất liệu truyền thống trước đây để vẫn giữ được nét kín đáo cho cơ thể và không khiến cô dâu bị lạnh trong tiết trời giao mùa của mùa cưới.
Xu hướng váy cưới
Design by Hao Tran -