Rating:
30495 reviews
/các vua Hùng và Tản Viên Sơn Thánh. Các trò diễn ổi đình nổi đám và được diễn với lòng sùng mộ chất phác nhất của người dân Đất Tổ vẫn là trò diễn về Tản Viên, con rể vua Hùng thứ 18. Câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh đã trở nên quen thuộc với rất nhiều nười. Ở đó, ngoài việc phản ánh công việc trị thủy, tình trạng lụt lội của đồng bằng Bắc Bộ, sức mạnh phi thường của nhân dân chống lại thiên tai ta còn biết thêm việc hôn nhân của Sơn Tinh và suy rộng ra là tục lệ cưới xin của thời Hùng Vương. Trải qua bao đời, hình ảnh đám cưới của Sơn Tinh, Ngọc Hoa vẫn còn giữ đậm nét trong ký ức của mỗi người dân vùng đất Tổ mà mỗi một kỳ làng mở hội thì hình ảnh này lại được thể hiện một cách sinh động.
Đám
cưới của Sơn Tinh, Ngọc Hoa thường được diễn lại ở khá nhiều xã
thuộc huyện Phong Châu như Cao Mại, Sơn Vi, Phù Ninh, Chu Hóa - một
thanh niên trong làng được chọn đóng vai Sơn Tinh, những người khác
đóng vai tùy tùng, trò vui diễn ra đông như một đám cưới thật. Dân
làng ném đất, đá và hao quả vào người Sơn Tinh. Tục này hầu như vẫn
giữ được nguyên vẹn ở nhiều địa phương tỉnh Phú Thọ trước Cách mạng
tháng Tám. Trên đường đi đón dâu, nhà trai còn phải chịu nhiều thử
thách : bị ném đất, đá, hoa quả và nhiều khi đoàn đón dâu đến cửa nhà
gái còn phải dừng lại đối đáp những câu đối của họ nhà gái để thử
tài trí thông minh của chàng rể, sau đó mới được đón dâu.
Lễ
cưới được tổ chức chu đáo và có nhiều trò vui nhộn. Nó đúng là ngày
vui của hai họ, của cô dâu chú rể, của cả dân làng. Tục lệ này theo
những cụ già tuổi từ 80-90 ở các xã vùng ven chân núi Nghĩa Lĩnh nói
là có từ xa xưa. Phải chăng nó chính là hình ảnh của tục lệ cưới thờ
Hùng Vương? Quanh khu vực đền Hùng còn có nhiều trò diễn dân gian khá
sinh động như trò diễn Bách nghệ khôi hài và trò Rước Chúa gái. Tìm
hiểu trò diễn Rước Chúa gái ở xã Hy Cương. Hàng năm, dân làng tuyển
chọn một cô gái đẹp, nết na có đủ tiêu chuẩn như gia đình không có tang,
cô gái chưa chồng - làm Chúa gái. Gần đến ngày hội, dân làng đến
trang trí phòng ở cho cô gái sau đó để cô ở một mình tách hẳn với gia
đình. Mọi việc ăn uống sinh hoạt có các cô gái khác phục vụ. Ngày
rước Chúa gái, dân làng tổ chức trò diễn Bách nghệ khôi hài để mong
cho Chúa gái được vui. Theo các cụ kể lại thì đó là tục của làng diễn
lại sự tích công chúa Ngọc Hoa. Sau khi kết hôn với Sơn Tinh nàng
lại trở về với bố mẹ đẻ ở vùng này, lâu không trở về với chồng vì thế
Tản Viên phải đến đón vợ. Vì thương nhớ cha mẹ, Ngọc Hoa buồn nên
nhân dân đã phải làm trò khôi hài để nàng vui. Người con gái lấy chồng
sau đó lại trở về nhà mình một thời gian đó là phong tục có từ thời
Hùng Vương khi xã hội phụ quyền đã hình thành nhưng vẫn còn tàn dư
của xã hội mẫu quyền. Điều này không chỉ được thể hiện ở hội làng, ở
các trò diễn, mà nó còn là thực tế trong đám cưới ở một địa phương ở
Phú Thọ. ở đám cưới của người Mường huyện Thanh Sơn, Yên Lập trong
đêm tân hôn, cô dâu ngủ chung với bạn bè tới dự rồi sớm hôm sau trở
về nhà mình một thời gian, sau đó mới về nhà chồng. Trong một thời
gian ở nhà mình thường khi nhà trai có việc hoặc ngày rằm, ngày tiệc cô
dâu mới về nhà chồng, nhưng chỉ về vào buổi tối, sớm hôm sau lại về
nhà mình. Từ lễ cưới đến xin về (có nơi gọi là lễ lại mặt) thời gian
không quy định, có thể vài ba ngày, có thể một thời gian khá dài khi
cô dâu có thai mới làm lễ xin về. Lễ này cũng được tổ chức long trọng
vui vẻ, sau đó bà con trong họ, bạn bè của cô dâu giúp cô dâu mang
của hồi môn về nhà chồng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét